0978.397.999
“Thừa thải” là hai từ sẽ xuất hiện trong đầu của một số (khá nhiều!) người chơi nhạc tại Việt Nam khi nghe tựa đề này. Nếu bạn theo trường phái cổ điển thì hãy bỏ qua bài viết này nhưng nếu đã sa vào con đường âm nhạc hiện đại thì xin lưu tâm câu nói trên.

Từ khoảng năm 2009 xuất hiện một trào lưu mới đó là cover các nhạc phẩm nước ngoài mở đầu đó là các bản guitar acoustic như nhóm Boyce Avenue hay chàng ca sĩ Sam Tsui. Phong trào này lan rộng đến Việt Nam và tạo ra một làn sóng chơi và học nhạc cụ mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Kèm theo phong trào này đó là lối chơi fingerstyle “ám” vào tâm trí của phần đông thanh niên đam mê guitar. Ngoài ra còn có những bản solo piano, sáo, harmonica tạo ra một màu sắc và không gian âm nhạc mà xã hội chưa từng thấy về số lượng chơi nhạc cụ, nhất là guitar.

Tuy nhiên, chúng ta đang theo một thị hiếu của người phương Tây tạo ra, nhảy thẳng vào nó mà quên đi những gốc rễ để có thể hiểu người hiểu ta. Có những người chơi guitar rất hay nhưng khi giao lưu với người Tây phương lại kém họ gần một thế kỷ âm nhạc. Lí do là vì chưa tiếp cận dòng nhạc blues và jazz.

Hai dòng nhạc này xuất phát từ Hoa Kỳ nhưng gần cả thế kỷ hình thành và phát triển, chúng đã có chỗ đứng vững chắc hình thành nên hệ thống lý thuyết âm nhạc hiện đại tiếp nối nền âm nhạc cổ điển Tây phương, lan toả ra khắp thế giới. Chúng có mặt trong nhạc kịch, nhạc phim, đi theo các binh lính từ thời Chiến tranh Thế giới, len vào các thuộc địa của người Tây và có mặt trong âm nhạc ngày nay.

Các bạn từ đất nước Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Philippines hay Trung Quốc đều được học nhạc blues như một điều căn bản, một sự dẫn nhập, một môn đại cương. Lối tiếp cận này khác hoàn toàn lối tiếp cận của chúng ta về âm nhạc nói chung và nhạc nụ nói riêng. Ta có quy trình  3 giai đoạn đó là:

Ta không xem cổ điển là cũ kỹ bởi nhạc cổ điển là nền móng nhưng để tiếp cận hiện đại phải trải qua giai đoạn giữa. Bởi lẽ vì thiếu học phần giữa mà âm nhạc Việt Nam kém xa âm nhạc của nước bạn chỉ tính trong khối Đông Nam Á. May thay, có những trí thức đúng đắn đã có am hiểu và mở rộng hơn cho đại chúng Việt Nam. Sự hình thành khoa Jazz tại Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia hay khoa Nhạc nhẹ là hai ví dụ cho sự tương tác kịp thời. Khi hai khoa này hình thành thì các đồng môn tạo thành một mạng lưới lan toả những kiến thức mà ta đã bỏ qua trong vài thập niên. Những thầy cô có tầm nhìn mới cũng đáng được khen ngợi trong thời cuộc này.

Chúng ta nghẹn ngào học âm nhạc Tây phương do âm nhạc truyền thống vẫn chưa có một hệ thống vững chắc như vậy. Thế nên ta đành dùng ngoại mà đối truyền thống. Vì thế ta đã học thì phải học cho thấu đáo tránh nhảy cóc giai đoạn. Những nền móng hình thành từ thập niên 20 của thế kỷ 20 là những yếu tố quan trọng hình thành nên âm nhạc đương thời ngày nay. Hãy nhớ đừng quên học chơi nhạc blues.

About Post Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *